Biểu tượng của thành phố ("Cô gái và những chú ngỗng": Das Gänseliesel) Đại_học_Göttingen

Từ thế kỷ 18, một đài phun nước đã được đặt ở trung tâm thành phố Götingen. Vào năm 1898, hội đồng thành phố quyết định xây một đài phun nước mới và nhiều nhà điêu khắc trong toàn nước Đức đã giới thiệu ý tưởng và thiết kế của họ. Với ý tưởng "tinh thần của tổ tiên/ đài nước của đức hạnh", tác phẩm của Mehs và Jehs đã chiếm được cảm tình của hội đồng thành phố Göttingen trong khi tác phẩm cô gái và con ngỗng của kiến trúc sư Heinrich Stöckhardt chỉ được xếp thứ hai. Tuy nhiên, sau đó 3 tác phẩm được đánh giá cao nhất đã được đưa ra triển lãm giới thiệu chính thức. Người dân đã dành cảm tình cho tác phẩm cô gái cùng những chú ngỗng với lối trình bày đơn giản và có thể là hình ảnh đại diện cho đông đảo người dân (vì lúc đó đã có rất nhiều tượng của các nhà khoa học được đặt trong thành phố nên một hình ảnh đơn giản, gần gũi sẽ có tác dụng tương phản, làm dịu phong cảnh hàn lâm nơi đây). Sau khi thống thất, "cô gái và những chú ngỗng" (das Gänseliesel) đã được thực hiện bởi nhà điều khắc Paul Nisse và được đặt trên đài phun nước vào năm 1901 mà không có một nghi lễ chính thức nào .

"Cô gái xách vịt" (das Gänseliesel) - tên gọi trìu mến của các Sinh viên Việt Nam tại Göttingen đặt cho cô gái

Với vị trí đặt trước tòa nhà thị chính lúc bấy giờ (das Alte Rathaus) đồng thời là quảng trường thành phố, trung tâm chợ giáng sinh, đài nước với cô gái tay xách, tay ôm những chú ngỗng đã trở thành biểu tượng của Göttingen.

Ngay sau khi bức tượng cô gái nhỏ nhắn được đặt trên đài nước, các sinh viên mới nhập học đã tìm cách leo lên để hôn cô. Với số lượng sinh viên ngày một tăng (đặc biệt là sau Chiến tranh thế giới thứ nhất), cảnh sát đã ban hành lệnh cấm chính thức "không được hôn cô gái!" này vào năm 1926 . Tuy nhiên, ngay sau đó, một sinh viên ngành luật đã trèo lên để hôn bất chấp lệnh cấm (hoặc có thể do anh ta chưa biết lệnh!) sau đó đã bị kết tội và đưa ra xử tại tòa án Berlin. Rất may, tòa án đã bác lời buộc tội từ Göttingen.

Sau đó, không phải là các tân sinh viên mà là các tân tiến sĩ thường ra trung tâm thành phố chụp hình, tổ chức những bữa tiệc nho nhỏ cùng bạn bè, gia đình. Trong thời khắc "quá phấn chấn", họ đã leo lên đẻ hôn cô gái và tặng cô những bó hoa tươi. Dần dần không còn là cá biệt mà hầu như tất cả các học viên tiến sĩ của Göttingen đều "mong ước" đến ngày được hôn cô. Có những lễ tốt nghiệp chung của cả khoa, các tiến sĩ phải chờ nhau để hôn cô gái. Cho đến nay cô gái ôm những chú ngỗng này có thể coi là cô gái "được hôn nhiều nhất thế giới" . Tuy vậy, cô cũng không phải người dễ dãi vì tiêu chuẩn để được hôn cô là phải có học vị tiến sĩ.

Một điều thú vị là hầu hết các tân tiến sĩ đều không biết mình chỉ được hôn "phần xác" của cô gái vì đó chỉ là bản copy. Cô gái "nguyên bản" với "phần hồn thực sự" đã được mang vào đặt trong bảo tàng thành phố![cần dẫn nguồn]

Dù không (hay là chưa) có một lệnh hay quy định chính thức hợp thức hóa "hành động" hôn cô gái nhỏ nhắn nhưng cả chính quyền thành phố và trường đại học đều lấy hình ảnh cô gái đang được các tân tiến sĩ ôm hôn và tặng hoa làm hình ảnh quảng cáo .

Người dân Göttingen cho rằng chính các sinh viên tại đây đã viết câu chuyện dân gian về "cô gái cùng những chú ngỗng và nụ hôn" cho thành phố này.